SaaS là gì? Thông tin cần biết về Software as a Service

19/10/23

Trong thời đại số hóa hiện nay, doanh nghiệp đang đối mặt với áp lực không ngừng phát triển để cải thiện hiệu quả hoạt động và nhanh chóng thích nghi với biến đổi của thị trường. Vì vậy, SaaS (Software as a Service) ra đời đã trở thành một công cụ quan trọng hỗ trợ đắc lực cho việc giải quyết các vấn đề trên . Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về SaaS là gì? Phần mềm SaaS có ưu nhược điểm gì. Cùng tìm hiểu nhé.

SaaS là gì?

Software as a Service (SaaS) là một mô hình phân phối phần mềm trong đó ứng dụng và dịch vụ phần mềm được cung cấp qua internet bằng công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing). Thay vì mua và cài đặt phần mềm trực tiếp trên máy tính cá nhân hoặc máy chủ trong doanh nghiệp, người dùng có thể truy cập ứng dụng và dịch vụ này từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.

Mô hình SaaS thường bao gồm một loạt các ứng dụng, từ ứng dụng văn phòng đến phần mềm quản lý dự án, phần mềm quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM), phần mềm tài chính, và nhiều ứng dụng khác. Mô hình kinh doanh SaaS thường cho phép người dùng trả tiền theo hình thức đăng ký hàng tháng hoặc hàng năm, thay vì mua một bản quyền phần mềm một lần. 

Saas là gì
Saas là gì

Lịch sử hình thành SaaS

Ra mắt vào cuối những năm 1950, tuy nhiên SaaS chỉ được nghiên cứu và phát triển như như một phần cứng máy tính thông thường. Mãi cho đến năm 1999, Salesforce đã ứng dụng SaaS và cho ra mắt phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM. Cũng chính từ đó, nhiều công ty từ start-up cho đến các ông lớn như Microsoft, Oracle và SAP,… đã tập trung xây dựng và phát triển mô hình này. Ngày nay, SaaS có mặt khắp mọi nơi và tại Việt Nam cũng có những tên tuổi dần lớn mạnh và thành công khi phát triển mô hình này.

Cách thức hoạt động của mô hình SaaS

Sass hoạt động thông qua mô hình phân phối đám mây. Nhà cung cấp sẽ sử dụng máy chủ, mạng, máy tính để lưu trữ toàn bộ dữ liệu liên quan vào hệ thống trung tâm dữ liệu của họ. Vì vậy chỉ cần có kết nối mạng là có thể truy cập được SaaS thông qua trình duyệt web. Tuy nhiên, bạn cần phải trả phí để có quyền truy cập vào phần mềm này. 

Trong mô hình này, nhà cung cấp sẽ tạo riêng một mạng lưới bảng sao duy nhất và cung cấp cho bạn quyền truy cập vào ứng dụng đó. Dĩ nhiên là mã nguồn của chúng giống nhau cho tất cả khách hàng và khi có các cập nhật hoặc tính năng mới đều sẽ được phân phối đến người dùng. Tùy thuộc vào Service Level Agreement (SLA), dữ liệu của người dùng cho từng mô hình có thể được lưu trữ cục bộ, trên đám mây hoặc cả cục bộ và đám mây.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tích hợp mô hình SaaS với phần mềm khác thông qua giao diện lập trình ứng dụng (API). 

Lợi ích của SaaS

Tiết kiệm chi phí

Một trong những lợi ích lớn nhất của SaaS là khả năng tiết kiệm chi phí. Doanh nghiệp không cần phải đầu tư lớn vào việc mua bản quyền phần mềm, cấu hình máy chủ, và quản lý cơ sở hạ tầng. Thay vào đó, họ chỉ cần trả tiền hàng tháng hoặc hàng năm cho việc sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ nâng cấp phiên bản mới hoặc thêm dịch vụ nếu chúng không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Những điều này giúp họ dễ dàng dự đoán chi phí và tập trung vào việc phát triển kinh doanh.

Cập nhật tự động

Với SaaS, các bản cập nhật và bảo mật thường được tự động triển khai bởi nhà cung cấp dịch vụ. Điều này giúp đảm bảo rằng ứng dụng luôn ở phiên bản mới nhất và được bảo vệ khỏi các lỗ hổng bảo mật. Người dùng không cần lo lắng về việc cập nhật phần mềm thủ công hoặc bảo mật.

Linh hoạt và truy cập từ xa

SaaS cung cấp tính linh hoạt đặc biệt cho những người làm việc từ xa hoặc có nhu cầu truy cập dữ liệu từ bất kỳ đâu. Bạn có thể truy cập ứng dụng SaaS qua trình duyệt web hoặc ứng dụng di động, giúp bạn làm việc mọi lúc, mọi nơi.

Khả năng mở rộng dễ dàng

Khi doanh nghiệp phát triển, họ có thể dễ dàng mở rộng sử dụng SaaS. Người dùng có thể thêm các người dùng mới hoặc tích hợp các ứng dụng và dịch vụ mới mà họ cần mà không cần phải thay đổi cơ sở hạ tầng.

Lợi ích của mô hình SaaS
Lợi ích của mô hình SaaS

Những thách thức và rủi ro của nền tảng SaaS

Mặc dù mô hình SaaS đã mang lại nhiều lợi ích cho người dùng và doanh nghiệp, tuy nhiên mô hình này vẫn đang trong quá trình phát triển nên không tránh khỏi có một số nhược điểm sau:

Kết nối Internet

SaaS hoàn toàn phụ thuộc vào kết nối internet. Nếu bạn gặp sự cố về mạng hoặc không có kết nối internet, bạn sẽ không thể truy cập vào phần mềm SaaS. Điều này có thể làm gián đoạn công việc và gây phiền toái cho người dùng.

Bảo mật và Quyền riêng tư

Lưu trữ dữ liệu trên máy chủ của bên thứ ba trong mô hình SaaS có thể gây lo lắng về bảo mật và quyền riêng tư. Bên cạnh đó, việc cho phép không giới hạn truy cập cũng như lưu trữ dữ liệu thông qua hệ thống đám mây sẽ khiến cho việc bảo mật kém hơn. Mặc dù nhà cung cấp SaaS thường áp dụng các biện pháp bảo mật, sự lo ngại về việc dữ liệu có thể bị xâm phạm vẫn còn tồn tại.

Khó khăn khi chuyển đổi dữ liệu

Khi sử dụng SaaS, bạn có thể phải đối mặt với khó khăn trong việc chuyển đổi sang một hệ thống khác hoặc lấy dữ liệu của bạn ra khỏi nền tảng SaaS. Hơn nữa, việc chuyển dữ liệu người dùng giữa các nhà cung cấp khác nhau có thể rất phức tạp đối với một số nhà cung cấp sử dụng các công nghệ và kiểu dữ liệu độc quyền.

Mất quyền kiểm soát

Vấn đề ngoài tầm kiểm soát sẽ phát sinh khi bên phát hành phần mềm gặp sự cố gián đoạn dịch vụ hoặc người dùng thực hiện những thay đổi bất ngờ với mô hình hoặc vi phạm bảo mật. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sử dụng dịch vụ SaaS của khách hàng. Vì vậy để chủ động giảm thiểu vấn đề trên người dùng cần tìm hiểu SLA của nhà cung cấp.

Các phần mềm SaaS phổ biến hiện nay

Trên thế giới, mô hình SaaS được sử dụng rất phổ biến điển hình là các ứng dụng của Google như Google Drive, Google Docs, Google Sheet, Gmail,…

Các ứng dụng phổ biến mô hình Saas
Các ứng dụng phổ biến mô hình Saas

Ngoài ra, một số doanh nghiệp sử dụng mô hình SaaS nổi tiếng khác có thể kể đến như Amazon, IBM, Misa, Microsoft,…

Cùng với xu thế đó, Việt Nam cũng đang trên đà phát triển không ngừng. Được đánh giá là quốc gia có tốc độ phát triển ngành điện tử đám mây nhanh thứ 14 tại Châu Á, Việt Nam đang cho thấy được sự ứng dụng hiệu quả phần mềm SaaS vào các hoạt động lưu trữ dữ liệu điển hình như phần mềm kế toán Misa, phần mềm quản trị khách hàng CRM,…

Kết luận

SaaS không chỉ là một mô hình kinh doanh phần mềm, mà còn là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, cải thiện hiệu suất và thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Với tính linh hoạt, sự tiện lợi, và khả năng mở rộng dễ dàng, SaaS đang thay đổi cách doanh nghiệp hoạt động và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số. Hy vọng rằng với những thông tin mà Hoàng Hải chia sẻ, bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về khái niệm SaaS là gì? cũng như ứng dụng của nó như thế nào trong thời đại ngày nay.