Thiết bị Firewall là gì? 8 loại thiết bị Firewall phổ biến nhất

15/04/23

Bảo mật thông tin doanh nghiệp là một trong những vấn đề còn khá nan giải với nhiều chủ công ty. Việc rò rỉ thông tin có thể gây ảnh hưởng lớn đến nhiều hoạt động trong một đơn vị cụ thể. Nắm được vấn đề đó, các đơn vị sản xuất thiết bị mạng đã cho ra đời một dòng sản phẩm mang tên gọi – Firewall. Vậy thiết bị Firewall là gì? Có chức năng ra sao?,… hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết dưới đây!

Thiết bị Firewall là gì?

Thiết bị Firewall là gì? Là một sản phẩm được nghiên cứu và phát triển ra nhằm mục đích giám sát, kiểm soát các dữ liệu đến và đi dựa trên các chính sách bảo mật hiện đại đã được thiết lập sẵn từ trước đó. Trong doanh nghiệp, Firewall được sử dụng như một rào chắn ngăn cản các truy cập không mong muốn từ người dùng vào thông tin mạng nội bộ của họ. Từ đó bảo vệ các thông tin của tổ chức khỏi các trường hợp rò rỉ ra bên ngoài một cách không mong muốn.

Chức năng của thiết bị bảo mật Firewall

Ngoài chức năng được sử dụng để bảo vệ hệ thống mạng lưới thông tin cục bộ khỏi các sự tấn công nhằm đánh cắp dữ liệu của doanh nghiệp, thiết bị Firewall còn có các chức năng khác, cụ thể:

  • Kiểm soát truy cập: Cho phép và phân luồng các nguồn truy cập được phép và không được phép kiểm soát, gửi thông tin đến hoặc đi.
  • Ngăn chặn tấn công: Phát hiện và xóa bỏ các cuộc tấn công mạng từ bên ngoài.
  • Kiểm soát truy cập của người dùng: Kiểm soát được các thông tin của người truy cập vào hệ thống mạng cục bộ, cho phép người dùng truy cập vào một hoặc toàn bộ hệ thống.
  • Được sử dụng như một Proxy trung gian, có thể cung cấp cho người dùng sử dụng nhiều đường truyền internet cùng một lúc từ đó duy trì sự ổn định của kết nối trong cục bộ. 

Phân loại và thành phần của Firewall theo xu hướng sử dụng

Dựa trên xu hướng sử dụng mà Firewall được phân thành 2 loại chính: Personal Firewall & Network Firewall. 

Phân loại thành phần firewall

Chức năng của thiết bị firewall là gì?

Personal Firewall: Được sử dụng với chức năng chính là bảo vệ và ngăn chặn các truy cập trái phép từ bên ngoài. Không chỉ vật, loại Firewall này còn được tích hợp thêm các tính năng dùng để theo dõi các phần mềm xâm nhập, chống virus. Một số dòng Personal Firewall được sử dụng phổ biến trên thị trường: Cisco Security Agent, Microsoft Internet Connection, Symantec Personal Firewall,…

Network Firewall: Được sử dụng với chức năng bảo vệ các host trong mạng khỏi sự tấn công của các yếu tố bên ngoài. Một số Network Firewall phổ biến hiện nay: Cisco PIX, Cisco ASA, Symantec Enterprise Firewall,…

Phân biệt 8 loại thiết bị Firewall phổ biến

Tường lửa lọc gói tin (Packet-filtering Firewalls)

Đây là loại kiến trúc tường lửa lâu đời và cơ bản nhất. Nguyên lý hoạt động của tường lửa lọc gói tin về cơ bản sẽ bao gồm việc tạo ra một trạm kiểm soát tại bộ chuyển mạch lưu động hay bộ định tuyến. Sau đó, các thông tin đi qua bộ định tuyến sẽ được kiểm tra về IP và nguồn gốc cùng các thông tin cơ bản khác trước khi quyết định có cho thông tin ấy đi qua hay không. Loại tường lửa này khá đơn giản và không tác động nhiều đến hiệu suất hệ thống nhưng lại khá dễ để vượt qua

Cổng cấp mạch (Circuit-level gateways)

Loại tường lửa này cũng khá đơn giản, dễ dàng thực hiện phê duyệt hay từ chối nguồn lưu lượng truy cập bằng cách kiểm tra các thông tin cơ bản của lưu lượng truy cập đó. Việc này sẽ không dẫn đến việc tốn kém tài nguyên của máy chủ.

Các cổng mạch cấp sử dụng xác minh dữ liệu bằng kiểm tra TCP, một cách nhanh chóng để đảm bảo dữ liệu truyền đến có an toàn hay không. Điểm trừ của loại tường lửa này nằm ở việc không tự kiểm tra gói tin, điều này dễ dẫn đến để hổng các phần mềm độc hại có khả năng lạc được TCP.

Cổng cấp mạch

Cổng cấp mạch (Circuit-level gateways)

Tường lửa kiểm tra trạng thái (Stateful inspection Firewalls)

Tường lửa kiểm tra trạng thái kiểm soát lưu lượng truy cập bằng các đặc tính kỹ thuật của dữ liệu truyền đến đó. Có thể là thông qua địa chỉ IP, số cổng hay giao thức gói. Các hoạt động theo dõi và lọc của loại tường lửa này đều dựa trên trạng thái của các kết nối trên bảng trạng thái.

Tường lửa proxy (proxy Firewalls)

Proxy Firewalls còn được biết đến với tên gọi khác là tường lửa cấp ứng dụng. Đây là loại tường lửa có khả năng đọc và lọc lưu lượng truy cập dựa trên dữ liệu cấp ứng dụng (thay vì cách lọc cũ qua IP, cổng hay giao thức gói). Proxy Firewall có khả năng điều tra sâu hơn vào nguồn truy cập từ đó lọc chéo chúng qua các đặc điểm dữ liệu khác nhau. Dù vật, loại tường lửa này cũng có hạn chế khi làm chậm quá trình truyền dữ liệu do các bước kiểm tra sâu hơn.

Tường lửa thế hệ tiếp theo (Next-gen Firewalls)

Đây là loại tường lửa được thiết kế để dành riêng cho các mối nguy hiểm cụ thể. Loại tường lửa này sẽ liệt kê ra các phần mềm độc hại nâng cao, các nguồn xâm nhập trái phép qua đó kiểm soát và ngăn chặn chúng truy cập vào thiết bị. Loại tường lửa này được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp hay các đơn vị sử dụng mạng phục tạp như một phương pháp toàn diện để loại bỏ các mối nguy hiểm.

Tường lửa phần mềm (Software Firewalls)

Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ tất các loại tường lửa bất kỳ nào đó được cài đặt trên thiết bị cục bộ mà không phải là một phần cứng riêng biệt. Sản phẩm này rất hữu ích trong việc tạo ra lớp bảo vệ có chiều sâu bằng cách cô lập hoàn toàn các điểm cuối của mạng riêng lẻ.

Phần mềm tường lửa

Tường lửa phần mềm (Software Firewalls)

Tường lửa thế hệ tiếp theo (Next-gen Firewalls)

Trải ngược với tường lửa phần mềm, tường lửa phần cứng sử dụng một thiết bị vật lý hoạt động giống như một bộ định tuyến để ngăn chặn và kiểm soát các lưu lượng truy cập trước khi chúng kết nối với máy chủ. Loại tường lửa này khá vượt trội trong việc ngăn chặn các truy cập độc hại từ bên ngoài mạng trước khi tiến tới điểm truy cập cuối.

Tường lửa đám mây (Cloud Firewalls)

Tường lửa đám mây thường dùng để chỉ bật cứ giải pháp đám mây nào được sử dụng để cung cấp tường lửa. Nguyên lý hoạt động của Cloud Firewall khá tương đồng với Proxy Firewall. Điểm mạnh của loại tường lửa này nằm ở việc dễ mở rộng khi nhu cầu bảo mật tăng lên và khả năng ngăn chặn các dữ liệu độc hại ngay từ bên ngoài.

Tường lửa đám mây

Tường lửa đám mây (Cloud Firewalls)

Các thiết bị Firewall Cisco phổ biến nhất hiện nay

Firewall Cisco hay tường lửa Cisco là thiết bị mạng được nghiên cứu và phát triển bởi Tập đoàn Hệ thống Cisco – một trong những thương hiệu sản xuất các sản phẩm hỗ trợ việc truy cập mạng nổi tiếng hàng đầu trên thị trường hiện nay. Nổi bật trong các sản phẩm Firewall Cisco phải kể đến các dòng tường lửa thế hệ mới (NGFW). Ưu điểm vượt trội của dòng sản phẩm này nằm ở:

  • Khả năng tự động ngăn chặn các hành vị xâm nhập 24/7 để bảo vệ các hành vi tấn công nhằm đánh cắp thông tin nội bộ.
  • Tích hợp sẵn các tính năng bảo mật nâng cao với NGIPS cùng các giải pháp ngăn chặn các phần mềm độc hại, virus một cách tối ưu nhất.
  • Khả năng tự động hóa mọi hoạt động từ đó tiết kiệm thời gian và đơn giản hóa quá trình bảo mật thông tin cho doanh nghiệp.

Dưới đây là các dòng sản phẩm tường lửa Cisco được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng nhiều nhất hiện nay:

  • Tường lửa Cisco ASA 5500 Series
  • Tường lửa Cisco Firepower 1000 Series Appliances, 2100 Series Appliances, 4100 Series Appliances, 7000 Series Appliances,  8000 Series Appliances và 9300 Series Appliances.
  • Cisco ISA 500 Series
  • Cisco Security Manager
  • Và cuối cùng là dòng sản phẩm tường lửa Cisco Firepower Appliance Accessories
Một số thiết bị Cisco phổ biến nhất hiện nay

Một số thiết bị Cisco phổ biến nhất hiện nay

Trên đây là những chia sẻ về các thiết bị tường lửa (định nghĩa, chức năng, phân loại,…) giúp bạn trả lời câu hỏi “thiết bị Firewall là gì”. Hy vọng những thông tin trong bài viết hữu ích với bạn!